TỪ CHỐI 1 CHAI RƯỢU VANG TRONG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO
Chuyên gia phục vụ rượu vang khuyến cáo 1 chai rượu vang Alsace có vị hơi ngọt, do lượng đường dư thừa (residualsugar) có trong chai vang Pinot Gris cộng hưởng với tính chất của nho pinot Gris tạo thành, mặc dù chai Pinot Gris là 1 chai vang chua (dry) với lượng đường dư thừa dư thừa dưới 4 gr/l. Trong trường hợp này, vị khách có lý hay chuyên gia rượu vang có lý?
Mặc dù việc đổi hay không đổi 1 chai rượu vang khác cho khách thuộc vào chính sách của từng khách Sạn, Nhà Hàng, nói chung tại Pháp và các Quốc gia có truyền thống trồng nho, làm rượu ở châu Âu, có 2 lý do để khách hàng từ chối 1 chai vang sau khi thử rượu:
1 Rượu có lỗi chủ yếu do rượu có mùi nút chai(cork taint). Trong trường hợp này, khách hàng có quyền từ chối chai rượu có mùi nút chai và yêu cầu chuyên gia phục vụ rượu đổi cho 1 chai khác cùng tên gọi và cùng nien vụ thu hoạch nho.
2 Khách hàng không thích chai rươu vang mà chuyên gia phục vụ rượu vang chọn cho họ, tuy đã nhờ chuyên gia rượu vang tư vấn. Vấn đề này tế nhị hơn nhiều vì nếu chai chai rượu vang đó đắt tiền, khách sạn hoặc nhà hàng sẽ khó có thể bán chai rượu vang đó theo ly. Nói cách khác lá một khoản tiền lớn sẽ bị mất. Về mặt logic, nếu như khách hàng muốn 1 chai rượu vang trắng Alsace chua (dry) và nói với chuyên gia rằng họ không muốn hoặc chỉ muốn rất ít lượng đường dư thừa (residual sugar), cùng cảm giác chua sắc nét trong chai vang đó, thì Chuyên gia rượu vang sẽ phại chọn 1 chai Sylvaner hoặc 1 chai Riesling, thay vì chọn 1 chai pinot Gris hay 1 chai Gewurztraminer, tuy rằng lượng đường dư trong cả 4 chai rượu vang nói trên có thể như nhau. Ông khách trong trường hợp này có lý và chuyên gia phục vụ rượu đã phải chai Pinot Gris bằng 1 chai Riesling có giá tiền không chênh lệch bao nhiêu.
3 Trường hơp thứ 3,khách tự chọn rượu, không tham khảo Chuyên gia phục vụ rượu vang. Sau khi chai rượu vang đượu mở và khách đượu mời thử rượu, khách đưa ra lý do lãng xẹt nhu chai vang này tôi không thích vì nó chua quá, vì nó ngọt quá, vì nó có độ cồn thấp hoặc độ cồn cao quá.. Trong trường hợp này, Chuyên gia rượu vang phải mềm mỏng nhưng kiên quyết giải thích rằng không có lý do gì khách san hoặc nhà hàng phải đổi 1 chai vang không có khuyết điểm gì, nhất là chai vang khách tự chon.
Vậy thì, lượng đường dư thừa trong rượu vang ảnh hưởng thế nào về mặt cảm quang,
Theo từ điển rượu vang thì dường dư residual sugar là đường(glucose ftuctose) còn lại trong rượu sau khi lên men.Các loại đường không lên men như arabinose và xyloza có trong rượu với tỷ lệ rất nhỏ(từ 0.5 đến 1,7 gr/l tạo thành 1 phần của đường dư còn lại. Một loại rượu được gọi là rượu chua (dry) khi nó chứa ít hơn 4gr đường dư lít. Cơ bản, rượu vang được phân loại thành 4 nhóm sau:
1. Rượu vang chua (Dry) dưới 4 gr/l
2. Rượu vang hơi ngọt ( Semi swee), từ 4-18 gr/l
3. Khá ngọt ( Moelleux), từ 12-45 gr/l
4. Ngọt ( Sweet), từ 50-200 gr/l
Tuy nhiên, bản chất của nho làm rượu có thể đưa lại cảm giác là chai rượu này hơi ngọt hơn so với 1 chai khác có cùng lượng đường dư thừa. Chẳng hạn, 1 chai Sylvaner hoặc 1 chai Riesling sẽ có cảm giác chua hơn so với 1 chai Pinot Gris hoặc 1 chai Gewurztraminer. Tương tự, 1 chai Primitivo hoặc 1 chai Nero di Troia sẽ đưa lại cảm giác ngọt hơn so với 1 chai Barolo hoặc 1 chai Chianti, tuy lượng đường dư thừa trong các chai vang này là như nhau hoặc chênh nhau không đáng kể.
Website: ruoungoaichinhhang.com.vn